DJI Mini 3 Pro vs Mini 4 Pro: Cuộc đối đầu của hai siêu phẩm Flycam

Với những ai từng sở hữu DJI Mini 3 Pro, hẳn không thể không ấn tượng với thiết kế nhỏ gọn nhưng lại được trang bị đầy đủ các tính năng chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu quay dựng video chất lượng cao. Dù mức giá không hề rẻ, nhưng so với dòng Mavic, chiếc drone này vẫn được xem là lựa chọn tiện lợi và linh hoạt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, DJI dường như chưa muốn dừng lại, khi tiếp tục khẳng định vị thế của mình bằng sự ra mắt của DJI Mini 4 Pro – phiên bản mới nhất trong chuỗi sản phẩm Mini Series. Đây không chỉ là sự kế thừa từ người tiền nhiệm Mini 3 Pro, mà còn mang đến hàng loạt cải tiến đáng chú ý. Vậy DJI Mini 4 Pro có gì mới so với phiên bản trước và có thể thay thế được DJI Mini 3 Pro không? Hãy cùng DJI by Global Vision khám phá và so sánh chi tiết giữa hai mẫu drone này trong nội dung dưới đây

So sánh thiết kế của DJI Mini 4 Pro và DJI Mini 3 Pro 

 DJI Mini 4 Pro DJI Mini 3 Pro 
Trọng lượng 249g 249g 

Kích thước khi gập

148×94×64 mm

145×90×62 mm

Kích thước khi mở

298×373×101 mm

251×362×70 mm

Điểm giống nhau 

Xét về ngoại hình, DJI Mini 4 Pro và Mini 3 Pro gần như giống hệt nhau, khó phân biệt nếu chỉ nhìn lướt qua. Tuy nhiên, khi mở ra, Mini 4 Pro có kích thước lớn hơn một chút (298×373×101 mm) so với Mini 3 Pro (251×362×70 mm). Dù vậy, sự chênh lệch này không đáng kể và cả hai vẫn giữ được trọng lượng dưới 250g, rất tiện lợi cho việc mang theo và sử dụng linh hoạt.

Điểm khác nhau 

Dù vẻ ngoài không thay đổi nhiều, DJI Mini 4 Pro lại mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý. Nổi bật nhất là hệ thống cảm biến tránh vật cản mới, sử dụng ống kính mắt cá (fisheye lens) đặt ở góc khác so với Mini 3 Pro, cho khả năng quét môi trường 360 độ và nâng cao hiệu quả tránh chướng ngại vật. Ngoài ra, phần đèn dưới thân máy – tuy trông khá giống với Mini 3 Pro – đã được thiết kế nhỏ gọn hơn. Đèn này hỗ trợ giữ ổn định khi bay ở độ cao thấp, đặc biệt hữu ích trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi bay vào ban đêm.

Một điểm nâng cấp đáng chú ý khác trên DJI Mini 4 Pro là phần chân hạ cánh được bổ sung ở hai càng trước. Thiết kế này khiến Mini 4 Pro trở nên gần gũi hơn với các dòng drone cao cấp như Air hay Mavic, đồng thời giúp thiết bị ổn định hơn khi cất cánh trên những bề mặt không bằng phẳng.

DJI Mini 3 Pro và DJI Mini 4 Pro có thiết kế khá giống nhau nhưng tính năng DJI Mini 4 Pro sẽ cải tiến hơn DJI Mini 3 Pro 

Bộ điều khiển từ xa 

Bộ điều khiển của DJI Mini 4 Pro cũng được tinh chỉnh nhẹ với một số điểm mới như anten có thể gập gọn, tương tự thiết kế trên DJI RC Pro, mang lại sự linh hoạt khi sử dụng và bảo quản. Ngoài ra, đi kèm là các phụ kiện được cải tiến như tấm bảo vệ cánh quạt, hộp đựng đa năng và nhiều lựa chọn Hub sạc khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng. Tuy vậy, bố cục nút bấm, màn hình và phần lớn tính năng trên tay điều khiển vẫn giữ nguyên như phiên bản trước. Một điều quan trọng cần lưu ý: bộ điều khiển của Mini 3 Pro không tương thích với Mini 4 Pro, nên người dùng sẽ không thể dùng lại thiết bị cũ nếu nâng cấp lên phiên bản mới.

Mini 4 Pro có màn hình cảm ứng trên tay điều khiển, trong khi DJI Mini 3 Pro thì phải sử dụng điện thoại

So sánh chất lượng hình ảnh của Mini 4 Pro Mini 3 Pro 

 

DJI Mini 4 Pro

DJI Mini 3 Pro

Cảm biến

1/1.3-inch CMOS

1/1.3” CMOS

Độ phân giải video

4K/100fps

4K/60fps

Độ phân giải hình ảnh

48 MP

48 MP

Hiệu suất màu

D-Log M/HLG

D-Cinelike

Cả DJI Mini 4 Pro và Mini 3 Pro đều sử dụng cảm biến và ống kính giống nhau, vì vậy chất lượng ảnh và video của hai phiên bản này khá tương đồng. Tuy nhiên, Mini 4 Pro vượt trội hơn khi hỗ trợ quay video ở tốc độ khung hình cao hơn với chất lượng 4K, lên đến 100fps, trong khi Mini 3 Pro chỉ đạt tối đa 60fps. Điều này mang lại cho Mini 4 Pro khả năng quay video mượt mà hơn, đặc biệt là trong các cảnh quay hành động nhanh, đồng thời khả năng quay video slo-mo cũng được cải thiện, tương đương với Mini 3 Pro.

Mini 4 Pro cũng vượt trội hơn khi hỗ trợ quay video HDR ở độ phân giải 4K 60fps, trong khi Mini 3 Pro chỉ đạt 4K 30fps. Điều này giúp người dùng ghi lại các cảnh với độ tương phản cao, bao gồm cả những tình huống sáng tối phức tạp, mang lại hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn. Một điểm đáng chú ý khác là mặc dù Mini 3 Pro có khả năng chụp màu 10-bit, nhưng chế độ màu tối nhất của nó chỉ là D-Cinelike, giúp điều chỉnh màu sắc cơ bản. Trong khi đó, Mini 4 Pro được trang bị chế độ D-Log M, cho phép linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh màu sắc, phù hợp hơn cho công việc hậu kỳ. Nhờ vào cơ chế tương tự các dòng Mavic, người dùng có thể dễ dàng kết hợp các cảnh quay từ Mini 4 Pro với những mẫu drone cao cấp khác như DJI Mavic 3 Pro.

Mini 4 Pro có khả năng quay video ở chất lượng cao hơn 4K 

So sánh cảm biến chướng ngại vật 

 

DJI Mini 4 Pro 

DJI Mini 3 Pro

Hệ thống cảm biến

Cảm biến vật cả đa hướng

Cảm biến vật cả 3 hướng

ActiveTrack

ActiveTrack 360 độ

ActiveTrack

 

Đây là lần đầu tiên DJI trang bị hệ thống cảm biến vật cản đa hướng trên dòng Mini Series, đánh dấu bước tiến đáng kể trên DJI Mini 4 Pro. Không chỉ dừng lại ở tính năng ActiveTrack cơ bản như trên Mini 3 Pro, Mini 4 Pro còn được tích hợp ActiveTrack 360 độ, tương tự các dòng drone cao cấp hơn của DJI. Điều này cho phép người dùng theo dõi một đối tượng tự động từ mọi góc độ, đồng thời các cảm biến mới sẽ đảm bảo an toàn cho drone trong suốt quá trình bay.

DJI Mini 4 Pro có cảm biến đa hướng trong khi DJI Mini 3 Pro chỉ cảm biến được 3 hướng 

So sánh hiệu suất chuyến bay 

 

DJI Mini 4 Pro

DJI Mini 3 Pro

Dung lượng pin

2590 mAh

2453 mAh

Thời gian bay tối đa

45 phút

47 phút

Hệ thống truyền phát

DJI O4

20km,1080p/60fps

DJI O3

12km, 1080p/30fps

Điểm giống nhau 

Với kích thước và trọng lượng gần như tương đương, DJI Mini 4 Pro và Mini 3 Pro mang lại hiệu suất bay khá giống nhau. Cả hai đều có khả năng chống gió và tốc độ tối đa gần như không có sự khác biệt, do đó, tính ổn định và hiệu suất bay của chúng cũng tương đồng. Mặc dù Mini 4 Pro sở hữu pin dung lượng cao hơn một chút, nhưng thời gian bay thực tế giữa hai phiên bản lại không có nhiều sự chênh lệch. Một điểm chung khác là cả hai đều sử dụng pin Intelligent Flight Battery Plus, giúp người dùng có thể chia sẻ phụ kiện giữa hai dòng drone này.

Điểm khác nhau 

Một điểm mới đáng chú ý trên DJI Mini 4 Pro là hệ thống truyền video O4 FHD, cho phép bay xa hơn trước khi mất tín hiệu, lên đến 20km ở một số khu vực. Kèm theo đó là pin Intelligent Flight Battery Plus, giúp kéo dài thời gian bay lên tới 45 phút, tuy chỉ ít hơn 2 phút so với Mini 3 Pro, nhưng khi sử dụng thực tế, sự khác biệt không đáng kể.

Về khả năng bay, một trong những cải tiến nổi bật nhất của Mini 4 Pro chính là hệ thống cảm biến vật cản đa hướng 360 độ. Trong khi Mini 3 Pro chỉ trang bị cảm biến ở các hướng trên, dưới, trước và sau, hệ thống mới này giúp người dùng yên tâm hơn khi bay, hạn chế tối đa khả năng va chạm với các vật cản xung quanh.

Không chỉ dừng lại ở đó, DJI Mini 4 Pro còn hỗ trợ bay Waypoint flights nâng cao, cho phép tự động lặp lại các đường bay đã thiết lập. Mặc dù tính năng này không mang lại cảm giác thú vị như việc tự điều khiển drone, nhưng lại rất hữu ích cho việc chụp ảnh time-lapse hoặc các công việc yêu cầu hiệu ứng hình ảnh động.

So sánh về giá 

Vào năm 2022, DJI Mini 3 Pro được ra mắt với mức giá khởi điểm khoảng 19.000.000 VNĐ khi đi kèm điều khiển RC-N1, và khoảng 22.000.000 VNĐ nếu chọn điều khiển DJI RC. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chọn gói Fly More Combo với mức giá cộng thêm khoảng 4.000.000 VNĐ.

Năm 2023, DJI Mini 4 Pro chính thức ra mắt. Mặc dù chỉ ra mắt sau một năm, giá của Mini 4 Pro vẫn không chênh lệch quá nhiều so với phiên bản trước. Giá bán của DJI Mini 4 Pro với điều khiển RC-N2 khoảng 19.000.000 VNĐ, còn với điều khiển DJI RC 2 là khoảng 23.000.000 VNĐ. Gói Fly More Combo cho Mini 4 Pro với điều khiển DJI RC 2 có giá vào khoảng 26.000.000 VNĐ. 

DJI Mini 4 Pro có mức giá mắc hơn DJI Mini 3 Pro 

Kết luận 

Qua những so sánh chi tiết giữa DJI Mini 4 Pro và DJI Mini 3 Pro, ta có thể nhận thấy mỗi dòng đều có những ưu điểm riêng. Mini 4 Pro nổi bật với hệ thống cảm biến tránh vật cản toàn hướng mới, khả năng quay video HDR ở 4K 60fps, và chất lượng slow motion ấn tượng ở chế độ 4K. Bên cạnh đó, chế độ màu D-Log M là một điểm cộng lớn cho những người chuyên chỉnh màu và sử dụng drone cho các công việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, DJI Mini 3 Pro vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc, nhất là vào năm 2023. Với hệ thống camera tương đương và hiệu suất bay tương tự, Mini 3 Pro vẫn mang lại trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn tìm được ưu đãi tốt về giá, lựa chọn mẫu cũ hơn có thể là một quyết định hợp lý, đặc biệt nếu bạn không cần những tính năng mới trên Mini 4 Pro.

DJI by Global Vision - Đơn vị được ủy quyền phân phối sản phẩm DJI chính ngạch tại Việt Nam.   
 

Bài viết liên quan

3 Lưu ý quan trọng khi dùng DJI Osmo Mobile 7P

DJI Osmo Mobile 7P là gimbal điện thoại chống rung tốt nhất đến từ DJI. Với n...

Top 3 lý do bạn nên sắm DJI Mavic 4 Pro

Nếu bạn đang tìm một chiếc flycam cao cấp để phục vụ cho công việc quay phim,...

Những cải tiến đáng tiền trên DJI Osmo Action 5 Pro

DJI Osmo Action 5 Pro không chỉ là một bản nâng cấp đơn thuần mà là bước nhảy...

DJI Osmo Action 4 - Trợ lý đắc lực cho những thước phim hành động

Trong giới thể thao, mạo hiểm hay khám phá, việc ghi lại những khoảnh khắc hà...

Những nâng cấp đáng tiền trên DJI RS4 Mini

Trong thế giới nhiếp ảnh và quay phim, việc sở hữu một chiếc gimbal chất lượn...

DJI Mavic 3 Pro hay DJI Mavic 4 Pro - Đâu là lựa chọn phù hợp năm 2025?

Tiếp nối sự thành công của dòng sản phẩm DJI Mavic, DJI tiếp tục khẳng định v...

Trải nghiệm thực tế tính năng theo dõi chủ thể trên Osmo Mobile 7P

Ngay khi ra mắt, DJI Osmo Mobile 7P đã nhanh chóng trở thành tâm điểm nhờ loạ...

DJI Air 3S: Đánh giá chi tiết từ A đến Z

Giữa làn sóng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thị trường drone, DJI tiếp...

Lên đầu trang
Lên đầu trang icon icon icon 0
Các kênh liên hệ với DJI Official Store
Trang chủ So sánh 0 Danh mục Liên hệ Giỏ hàng